LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT MIỀN NAM

SOUTH VIETNAM GEOLOGICAL MAPPING DIVISION

Bài 15: TÍNH PHÂN ĐỚI VÀNH NGUYÊN SINH VÀ SỬ DỤNG SỐ LIỆU TÌM KIẾM ĐỊA HOÁ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BÓC MÒN CỦA CÁC THÂN QUẶNG TẠI ĐIỂM VÀNG SUỐI BỐN

Liên hệ tham khảo
Tính phân đới là một trong những đặc tính quan trọng nhất của vành nguyên sinh các nguyên tố chỉ thị quặng được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá mức bóc mòn của khu mỏ và tìm ra các thân quặng ẩn.

NGUYỄN CHÍ VŨ1, NGUYỄN THỊ KIỀU OANH2

1Hội Địa chất Thủy văn Tp. HCM; 2Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, 200 Lý Chính Thắng, Tp. HCM

Tóm tắt:Tính phân đới là một trong những đặc tính quan trọng nhất của vành nguyên sinh các nguyên tố chỉ thị quặng được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá mức bóc mòn của khu mỏ và tìm ra các thân quặng ẩn. Để nghiên cứu tính phân đới của vành nguyên sinh, có thể sử dụng các đại lượng gồm: Kích thước vành nguyên sinh (L, m); Hàm lượng dị thường trung bình (,%) và hệ số phân đới tương phản (k); Lượng xuất đường thẳng (M, m%) hoặc Lượng xuất diện tích (P, m2%) và hệ số phân đới (ν); Đại lượng tỷ số tổng hoặc tích lượng xuất (Kn) và Hệ số tương quan (r). Trong trường hợp giữa vành phân tán thứ sinh và vành nguyên sinh (quặng gốc) có mối liên quan mật thiết, thì có thể sử dụng số liệu tìm kiếm địa hoá theo vành phân tán thứ sinh để nghiên cứu đánh giá mức bóc mòn và triển vọng của khu mỏ. Kết quả nghiên cứu địa hoá tại điểm vàng Suối Bốn là một ví dụ.