LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT MIỀN NAM

SOUTH VIETNAM GEOLOGICAL MAPPING DIVISION

Lịch sử hình thành và phát triển

Với tầm nhìn chiến lược, ngay trong thời gian cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam chưa kết thúc, Đảng và Nhà nước đã cử các Đoàn Địa chất vào Nam điều tra địa chất, khoáng sản. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước bước sang một giai đoạn mới hòa bình, thống nhất tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên toàn quốc. Do hoàn cảnh chiến tranh, việc nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất và khoáng sản ở phần Nam Việt Nam rất hạn chế. Vì vậy việc điều tra nghiên cứu cơ bản có hệ thống về địa chất và khoáng sản, tìm kiếm thăm dò các nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu xây dựng và phát triển của đất nước là một tất yếu khách quan. Chính vì vậy, mặc dù trong tình hình kinh tế, xã hội sau chiến tranh còn rất nhiều khó khăn nhưng Nhà nước cũng đã kịp thời thành lập một số Liên đoàn Địa chất để trực tiếp thực hiện công tác điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản ở miền Nam, trong đó có Liên đoàn Địa chất 6, tiền thân của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam.

Những người địa chất đi B năm 1973

Những người địa chất đi B và công tác tại chiến trường miền Nam

Ngày 22 tháng 11 năm 1975, Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 207/CP về việc thành lập Liên đoàn Địa chất 6 trên cơ sở Đoàn Địa chất B2 và lực lượng bổ sung từ các đơn vị địa chất ở miền Bắc để triển khai công tác tìm kiếm - thăm dò địa chất đối với các khoáng sản rắn ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ (từ vĩ tuyến 12o40’ trở vào). Từ khi thành lập đến nay, Liên đoàn đã trải qua nhiều thay đổi về cơ cấu tổ chức và lãnh vực hoạt động theo nhu cầu thực tiễn.

Giai đoạn 5 năm đầu sau giải phóng (1975-1980), nhiệm vụ chính của Liên đoàn là tập trung vào việc đánh giá lại và thăm dò các mỏ cũ. Đến giai đoạn 10 năm tiếp theo (1981-1990) chuyển sang chủ yếu tiến hành đánh giá tổng thể tiềm năng và thăm dò các mỏ bauxit triển vọng nhất với sự hợp tác của 5 nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế (Khối SEV).

Ngày 01 tháng 8 năm 1984, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất ban hành Quyết định số 364/QĐ-TC về việc sáp nhập Phân viện Địa chất và Khoáng sản miền Nam thuộc Viện Địa chất và Khoáng sản, Đơn vị P 500, Đoàn Địa chất 204 thuộc Liên đoàn Bản đồ Địa chất vào Liên đoàn Địa chất 6. Từ đó Liên đoàn có thêm chức năng, nhiệm vụ mới là nghiên cứu, điều tra đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 và tỷ lệ 1:50.000 trên toàn lãnh thổ miền Nam.

 Ngày 25 tháng 2 năm 1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 39/CT và ngày 17 tháng 3 năm 1989, Tổng Cục trưởng Tổng cục Mỏ và Địa chất đã ban hành Quyết định số 09/QĐ-MĐC về việc sáp nhập Liên đoàn Bản đồ Địa chất II vào Liên đoàn Địa chất 6, lúc này nhiệm vụ chủ yếu của Liên đoàn là đo vẽ, lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản. Cũng từ thời điểm này hoạt động dịch vụ địa chất từng bước mở rộng.

Ngày 20 tháng 6 năm 1997, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 888/QĐ-TCC, đổi tên Liên đoàn Địa chất 6 thành Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam.

 

Trụ sở Liên đoàn từ năm 1975 đến năm 2013

 

LÃNH ĐẠO LIÊN ĐOÀN QUA CÁC THỜI KỲ

KS. Mai Xuân Thảo

Nguyên Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất số 6 (nay là Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam.

1975-1984

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Bao - Anh hùng lao động

Nguyên Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam

1984-1998

KS. Nguyễn Văn Trang

Nguyên Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất II

1986-1989

Nguyễn Tường Tri

Nguyên Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất miền Nam.

1996-1999

Cát Nguyên Hùng

Nguyên Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất miền Nam.

1999-2010