LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT MIỀN NAM

SOUTH VIETNAM GEOLOGICAL MAPPING DIVISION

Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp địa vật lý hiện đại trong đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 và áp dụng thử nghiệm cho các nhóm tờ Tân Biên, A Hội – Phước Hảo

01 Tháng Sáu 2017

Mặc dù được áp dụng sớm và ứng dụng khá rộng, khối lượng công tác địa vật lý đã thực hiện rất lớn nhưng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá tổng thể các mặt được và chưa được của việc ứng dụng công tác địa vật lý trong đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000. Mặt khác, trong vài thập niên gần đây ngành địa vật lý có thêm nhiều máy móc, thiết bị thu thập số liệu hiện đại, công nghệ, phần mềm xử lý phân tích tài liệu tiên tiến, một số phương pháp địa vật lý mới, hiện đại được nghiên cứu ứng dụng trên thế giới và ở cả Việt Nam. Từ thực tế này nảy sinh yêu cầu cấp thiết xây dựng và tổ chức thực hiện đề tài với mục tiêu đánh giá hiệu quả, rút ra những vấn đề tồn tại của các phương địa vật lý đã ứng dụng; nghiên cứu áp dụng các phương pháp mới, hiện đại; từ đó xây dựng các quy trình ứng dụng tổ hợp phương pháp địa vật lý hiệu quả trong đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, đồng thời áp dụng thử nghiệm trên thực tế.

Đế tài tổ chức thu thập, xử lý tổng hợp tài liệu địa vật lý trong 24 nhóm tờ đã đo vẽ trên cả nước trong thời gian từ năm 2000 đến nay. Kết quả tổng hợp tài liệu cho phép đánh giá việc áp dụng từng phương pháp địa vật lý trong các nhóm tờ nhìn chung giải quyết tốt các yêu cầu nhiệm vụ địa chất – khoáng sản đặt ra. Tuy nhiên, tính hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của tổ hợp phương áp dụng cho từng đối tượng địa chất – khoáng sản chưa cao do còn nhiều mặt hạn chế.

Công tác nghiên cứu ứng dụng các phương pháp địa vật lý hiện đại trong đề tài được tiến hành theo hai hướng: nghiên cứu ứng dụng các phương pháp mới, hiện đại bao gồm các phương pháp  ảnh điện, georada, xử lý số liệu theo mô hình 2D, 3D bằng các chương trình Res2dinv, Coscad-3D, Viewseis và nghiên cứu ứng dụng các phương pháp địa vật lý truyền thống nhưng sử dụng máy móc thiết bị thế hệ mới, hiện đại và xử lý số liệu bằng các phương pháp, phần mềm tiên tiến. Kết quả nghiên cứu được sử dụng thiết lập các tổ hợp phương pháp địa vật lý hợp lý cho các nhóm đối tượng địa chất - khoáng sản trên cơ sở nghiên cứu xác định các đặc trưng trường địa vật lý trội của chúng so với môi trường đất đá vây quanh.

Đề tài đã xây dựng 7 quy trình ứng dụng tổ hợp phương pháp địa vật lý hiệu quả cho 7 nhóm đối tượng địa chất, khoáng sản, môi trường, tìm hiểu nguyên nhân gây tai biến địa chất trong đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000. Các quy trình  được xây dựng mang nội dung quy định và hướng dẫn thực hiện, phù hợp với mặt bằng công nghệ hiện tại, các văn bản, quy chế hiện hành, có tính khả thi cao và được Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam ban hành thành các TIÊU CHUẨN CƠ SỞ, các đơn vị trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể tham khảo sử dụng, gồm:

- Quy trình ứng dụng tổ hợp phương pháp địa vật lý hiệu quả theo dõi và xác định đặc điểm tiếp xúc các loại đá, các thể địa chất khác nhau.

- Quy trình ứng dụng tổ hợp phương pháp địa vật lý hiệu quả xác định đặc điểm móng và chiều dày các trầm tích trong các bồn trũng.

- Quy trình ứng dụng tổ hợp phương pháp địa vật lý hiệu quả xác định mức độ tác động dị thường địa vật lý đến môi trường, kết hợp các phương pháp khác tìm hiểu nguyên nhân gây tai biến địa chất.

- Quy trình ứng dụng tổ hợp phương pháp địa vật lý hiệu quả xác định vị trí thi công công trình khai đào và khoan.

- Quy trình ứng dụng tổ hợp phương pháp địa vật lý hiệu quả chính xác hóa các dị thường địa vật lý và kết hợp các phương pháp khác để xác định bản chất địa chất các dị thường được phát hiện trong các giai đoạn khảo sát trước.

- Quy trình ứng dụng tổ hợp phương pháp địa vật lý hiệu quả xác định các yếu tố cấu trúc sâu trong các khu vực triển vọng khooáng sản và biểu hiện khoáng sản.

- Quy trình ứng dụng tổ hợp phương pháp địa vật lý hiệu quả phát hiện và theo dõi các cấu trúc vây quanh quặng, khống chế quặng và các thân khoáng.

Ngoài ra, đề tài còn xây dựng 4 quy trình công nghệ ứng dụng các phương pháp địa vật lý: Ứng dụng phương pháp ảnh điện phân cực xác định bản chất địa chất và đặc điểm đối tượng gây dị thường địa vật lý liên quan khoáng hóa ẩn; Ứng dụng các phương pháp trọng lực chi tiết, khí phóng xạ radon nghiên cứu đánh giá đứt gãy; Ứng dụng phương pháp ảnh điện điện trở phân chia chi tiết trầm tích Đệ tứ ở phần trên lát cắt; Ứng dụng phương pháp địa chấn khúc xạ nông xác định đặc điểm móng Kainozoi và bề dày các trầm tích Neogen – Đệ tứ.    

 

Chủ nhiệm đề tài

PHÙNG THẾ LỄ
Để lại bình luận của bạn